SO SÁNH 

CAC.MAC  ----  SIGMUND FREUD


Quan điểm của triết học Mac-Lenin, ý thức là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người. Nếu không có sự tác động của thế giới khách quan vào bộ não người và không có bộ não người với tính cách là cơ quan vật chất của ý thức thì sẽ không có ý thức. Bộ não người và sự tác động của thế giới khách quan vào bộ não người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. 

Lý thuyết phân tâm học ( Sigmund Freud) là một lý thuyết về tổ chức nhân cách và động lực phát triển nhân cách, là cơ sở của phân tâm học, một phương pháp lâm sàng để điều trị các bệnh tâm lý. Lý thuyết này được đưa ra lần đầu tiên bởi Sigmund Freud vào cuối thế kỷ 19. Lý thuyết phân tâm học đã trải qua nhiều cải tiến kể từ đó. Nó đã trở nên nổi bật trong giai đoạn cuối của thế kỷ XX như là một phần của xu hướng phê phán các phương pháp điều trị tâm lý sau thập niên 1960, rất lâu sau khi Freud qua đời năm 1939.[1] Freud đã ngừng phân tích bộ não và các nghiên cứu sinh lý của mình và chuyển trọng tâm sang nghiên cứu về tâm trí và các thuộc tính tâm lý liên quan tạo nên tâm trí, và điều trị bằng cách sử dụng liên kết tự do và các hiện tượng chuyển giao. Nghiên cứu của ông nhấn mạnh việc công nhận các sự kiện thời thơ ấu có thể ảnh hưởng đến hoạt động trí óc của người lớn. Việc ông kiểm tra di truyền và sau đó là các khía cạnh phát triển đã đưa ra lý thuyết phân tâm học.[2] Bắt đầu với ấn phẩm The Interpretation of Dreams năm 1899, các lý thuyết của ông bắt đầu có được sự quan tâm.

Thuyết Phân tâm học ra đời đã cung cấp một ý tưởng khoa học đúng đắn cho sự phát triển của nhân loại nói chung, ngành khoa học, đặc biệt là khoa học nghiên cứu về tâm lý con người nói riêng, để từ đó hiểu rõ hơn về những suy nghĩ của cá nhân tức là sự tri giác của cá nhân đó đối với các giá trị đạo đức và xã hội nói chung, từ sự hiểu rõ bản chất của suy nghĩ của cá nhân đó, chúng ta có thể tìm ra những giải pháp để kiềm chế những xung đột của cá nhân đó do có sự nhận thức không đúng đắn về các giá trị đạo đức và xã hội mà xâm hại đến những giá trị đó, đưa cá nhân đó trở lại trạng thái bình thường, phát triển bình thường.

Các kết quả của Phân tâm học được rút ra từ những nghiên cứu thực hành chữa bệnh tâm thần do chính S.Freud thực hiện, những thành tựu mà ông mang đến cho khoa học loài người nói chung, khoa học nghiên cứu về tâm lý con người nói riêng là một khám phá vô cùng lớn về một mảng hiện tượng vô thức ở con người mà cho đến nay chưa ai vượt qua được những nghiên cứu của ông. Thuyết Phân tâm học có ảnh hưởng rộng khắp trên toàn thế giới, nó đã tạo ra một phương pháp cho việc ứng dụng vào những ngành liên quan, hiện nay thuyết này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như điều trị bệnh nhân bằng liệu pháp tâm lý, điều tra tội phạm, tội phạm học để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những phản kháng tiêu cực đối với các chuẩn mực xã hội do hành vi, để đưa cá nhân đó đi theo con đường đúng đắn;

Thuyết Phân tâm học, S.Freud đã đề xuất được một phương pháp “liên tưởng tự do” nhằm giải tỏa tâm lý, chữa trị cho những người bị bệnh tâm thần. Nói chung, với việc xuất hiện một học thuyết mới trong lĩnh vực nghiên cứu về con người bởi tâm lý của họ, nó đã đóng góp một phần quan trọng vào kho tàng khoa học, làm phong phú hơn cho lĩnh vực khoa học, hơn nữa, cũng giúp cho xã hội có thể giải quyết được những trường hợp thuộc lĩnh vực nghiên cứu của Phân tâm học mà trước đó, các ngành khoa học khác vẫn chưa thể giải quyết được.


Vô thức là một phần của tâm trí mà một người không nhận thức được. Freud nói rằng chính vô thức phơi bày cảm xúc, cảm xúc và suy nghĩ thực sự của cá nhân. Có một loạt các kỹ thuật phân tâm học được sử dụng để truy cập và hiểu vô thức, từ các phương pháp như thôi miên, liên kết tự do và phân tích giấc mơ. Giấc mơ cho phép chúng ta khám phá vô thức; Theo Freud, họ là"con đường hoàng gia"đến vô thức". Giấc mơ bao gồm các nội dung tiềm ẩn và rõ ràng. Trong khi nội dung tiềm ẩn là ý nghĩa tiềm ẩn của một giấc mơ có thể không được nhớ khi một người thức dậy, nội dung rõ ràng là nội dung từ giấc mơ mà một người nhớ khi thức dậy và có thể được phân tích bởi một nhà tâm lý học phân tâm học. Khám phá và hiểu nội dung rõ ràng của những giấc mơ có thể thông báo cho cá nhân về những phức tạp hoặc rối loạn có thể nằm dưới bề mặt tính cách của họ. Giấc mơ có thể cung cấp quyền truy cập vào vô thức mà không dễ dàng truy cập.

Trước và cùng thời với S. Freud, các nhà triết học, xã hội học, tâm lí học đã chia những hiện tượng tinh thần làm ba loại với những đặc điểm khác nhau: vô thức, tiềm thức, ý thức. Freud không bác bỏ cách phân loại như vậy, nhưng ông có cách phân loại theo yêu cầu riêng của phân tâm học như sau: vô thức, tiền ý thức, ý thức.

Bởi thế, học thuyết phân tâm học được xây dựng trên khái niệm vô thức. Freud quan niệm: “Tất cả các hiện tượng tâm thần của con người về bản chất là hiện tượng vô thức. Vô thức là phạm trù chủ yếu trong đời sống tâm lí của con người. Mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt nguồn trong vô thức và tuỳ theo tương quan của những lực lượng thôi thúc và ngăn cản được biểu hiện ra theo những qui luật khác hẳn với ý thức”.

Vai trò quan trọng của cái vô thức trong đời sống tâm lí người được Freud làm rõ trong các công trình nghiên cứu về bệnh Hystêri, về giấc mơ và về lý thuyết tính dục cũng như ở nhiều vấn đề khác được đề cập liên quan trong các vấn đề cụ thể của ông.

Ưu điểm

Về ưu điểm, phân tâm học của S.Freud là chìa khóa cho bộ môn tâm lí phát triển. Freud đã đưa ra một lí thuyết trọn vẹn về nhân cách, nó đầy dủ và cho phép giải quyết nhiều vấn dề tâm lý có ứng dụng thực tế mà đến nay vẫn còn được ứng dụng.

Freud còn được đánh giá cao khi là người đã khám phá ra một lĩnh vực nghiên cứu mới của tâm lý học: vô thức. Ông có công lớn trong việc nghiên cứu động lực hành vi vủa con người là động cơ vô thức, và đưa ra những khái niệm: Sự dồn nén, cơ chế tự vệ, sự đồng nhất hoá, xung đột, sự xã hội hoá…Vấn đề các động cơ bị che giấu của bệnh nhân trong lâm sàng và ý nghĩa của nhân tố này đối với các nhà lâm sàng. Ông cũng là người đưa ra một số cơ chế tâm lý như cơ chế tự vệ, dồn nén, các mặc cảm, đồng nhất hóa, các giai đoạn phát triển nhân cách…

Hạn chế

Tuy vậy, phân tâm của Freud cũng có những hạn chế của nó. Do quá nhấn mạnh đến mặt vô thức trong con người, ông đã không thấy được mặt bản chất trong ý thức con người, không thấy được bản chất xã hội – lịch sử của các hiện tượng tâm lý người. Do đó, con người trong phân tâm học là con người cơ thể, con người sinh vật bị phân ly ra nhiều mảng, con người với những mong muốn chủ yếu là thỏa mãn các đam mê tính dục, đối lập với xã hội.