LÂU ĐÀI HẠC TRẮNG HIMEJI ( JAPAN)

I.LỊCH SỬ LÂU ĐÀI HIMEJI

1.Đôi nét về lâu đài:

-Lâu đài Himeji là một tòa thành cổ của Nhật Bản ở  nằm ở phía tây Kobe, thủ phủ của tỉnh Hyogo, liền kề với cố đô Kyoto.

-Đây là một trong những kiến trúc cổ nhất còn sót lại ở Nhật Bản, là kiến trúc tiêu biểu cho các thành quách thời cận đại của Nhật Bản. Himeji đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới (văn hóa) vào năm 1993 và là di tích lịch sử đặc biệt của Nhật Bản. Nhiều bộ phận khác nhau của thành Himeji đã được công nhận là quốc bảo hoặc di sản văn hóa quan trọng của quốc gia. 

2.Lịch sử:


Lâu đài Himeji  là một tòa thành cổ của Nhật Bản ở thành phố Himeji, tỉnh Hyogo. 

Đây là một trong những kiến trúc cổ nhất còn sót lại ở Nhật Bản, là kiến trúc tiêu biểu cho các thành quách thời cận đại của Nhật Bản.

  •  Thành Himeji được xây dựng vào năm 1346 bởi Akamatsu Sadanori, một samurai. Lâu đài Himeji thường được gọi là Lâu đài hạc trắng.
  •  Tiền thân của lâu đài là thành Himeji được xây dựng năm 1346 bởi samurai Akamatsu Sadanori. Và mãi cho tới năm 1600 tòa lâu đài Himeji mới được xây dựng tại vị trí thành
  • Thời điểm này là lúc kiến trúc lâu đài và thành quách của Nhật Bản đang ở thời kỳ hoàng kim. Chính vì vậy những đường nét xuất sắc nhất của kiểu kiến trúc này đều được hội tụ trên tòa lâu đài. Có thể nói, lâu đài Himeji chính là đại diện cho mọi tòa lâu đài khác trên đất nước Nhật Bản.
  • Trước kia trong thế chiến thứ 2, khi thành phố Himeji bị chiến tranh tàn phá nặng nề thì Himeji vẫn sừng sững hiên ngang đứng đó như chưa hề có dấu tích của chiến tranh xảy ra. Nơi đây đã trở thành nơi trú ngụ, cưu mang của hầu hết người dân và quân đội thành Himeji
  •  Nói về kiến trúc của tòa lâu đài Himeji, người ta sẽ thấy sự kết hợp hài hòa giữa phần tường và phần mái ngói của tòa lâu đài. Khi xây dựng, các chiến binh đã sử dụng 56 loại ngói khác nhau để tô điểm thêm cho vẻ đẹp của Himeji thêm phần lộng lẫy và cuốn hút. 
  •  Năm 1931, Lâu đài Himeji được công nhận là Di sản Quốc gia, là một trong bốn lâu đài tại Nhật Bản được nhận vinh dự này. Các công trình trở thành Di sản Quốc gia và được bảo tồn gồm ngôi tháp chính, các tháp khác nhỏ hơn và các hành lang liên kết cùng 27 “yagura” (kho tên đạn, lương thực), 15 cổng và 100 mét tường. Một phần của con kênh giữa và toàn bộ con kênh trong cũng được giữ lại y nguyên như trong thời kỳ trung cổ.

Cre: Trúc Giang ( Cá nhỏ )

II. TỔNG QUAN KIẾN TRÚC
  •  Lâu đài được xây dựng trên đỉnh ngọn đồi Himeyama 45,6m so với mực nước biển. Để xây dựng công trình kiến trúc trên 1 đỉnh đồi không phải là công việc dễ dàng , thể một phần thể hiện sự cần cù, sáng tạo của người dân bản địa. 
  • Bên ngoài lâu đài được phủ thạch cao trắng nhằm để chống thấm và chống cháy (Người Nhật thường gọi Himeji với cái tên thân thiết là lâu đài hạc trắng, điều này xuất phát từ màu của những bức tường bên ngoài thành. Chúng được làm từ thạch cao trắng, kết hợp với dáng vẻ yểu điệu, thanh mảnh của kiến trúc lâu đài khiến người ta liên tưởng tới loài hạc trắng). 
  •  Lâu đài này được xây dựng bằng gỗ ( tổng cộng khoảng 36 tấn). Phải mất đến 36 tấn gỗ mới hoàn thành tòa lâu đài cổ xưa nhất Nhật Bản cho nên không quá khó hiểu khi hàng thế kỷ trôi qua sự tráng lệ, lộng lẫy của thành Himeji vẫn không hề thay đổi, có chăng qua gột rửa của thời gian nó càng thêm cổ kính, đậm chất văn hóa của NB mà thôi, có lẽ đây chính là điểm thu hút kỳ diệu khiến nhiều du khách du lịch NB đến tòa thành này.
  • Đây không chỉ là một công trình kiến trúc mà còn là 1 công trình quân sự độc đáo. Lâu đài Himeji được tuyển dụng là 1 công trình đẹp dưới mọi góc nhìn. 
  •  Nhìn từ bên ngoài vào, có vẻ lâu đài chỉ có 5 tầng, nhưng thật ra có tới 6 tầng cộng thêm cả tầng hầm nữa. Với thiết kế kiến trúc độc đáo của các lối đi bên trong lâu đài nên từ khi bước vào cổng chính, bạn luôn có cảm giác xa tòa tháp chính. Tại đây, bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp nguy nga cổ kính của nó. Không những thế, không khí trong lành và không gian tĩnh lặng mang lại co bạn cảm giác thư giãn thoải mai khi đến lâu đài. 
  • Cả lâu đài được dựng bằng những chiết cột gỗ có đường kính lớn, chịu lực tác động cao. Có những cột gỗ to được xác định có niên đại trên 780 năm, thuộc loại bách đại cổ thụ (Những cột gỗ này đều lấy từ những loài cây quý hiếm, ít bị mối mọt nên mới có thể giữ được đến ngày nay).
  • Một điều mà hậu thế cũng phải ngưỡng mộ những người đã tạo nên tòa lâu đài này chính là ở cách kết nối những trục, xà, cột… gỗ để dựng nên được một tòa lâu đài này. Đó chính là kĩ thuật ghép mộng thường tấy ở đỉnh của các ngôi chùa cổ ở Việc Nam, tuy đơn sơ nhưng cực kì vững chãi.
  •  Nhìn từ trên cao xuống, bạn có thể thấy lâu đài hình bầu dục, được bao bởi 1 hào nước bên ngoài, rồi tới tường đá, rừng cây bách và một công viên rất rộng lớn bao quanh lấy lâu đài. Việc thiết kế kiến trúc như vật tạo thuận lợi rất lỡn cho cả tấn công và phòng thủ
III. KỸ THUẬT GHÉP MỘNG GỖ


Người Nhật nổi tiếng với kiến trúc độc lạ. Không chỉ vậy, họ còn sáng chế ra kỹ thuật xây nhà gỗ ghép mộng gỗ không cần keo dán, cũng không phải đóng một cái đinh nào nhưng căn nhà gỗ Nhật Bản vẫn tồn tại cả trăm năm tuổi và chống lại được động đất thường xuyên tại Nhật Bản

1. Lịch sử của kỹ thuật xây nhà không cần đinh của người Nhật Bản

  • Ở thời cổ đại khi chỉ có nguyên vật liệu thô sơ và không có kỹ thuật, máy móc hiện đại như ngày nay, những người thợ mộc có tay nghề tinh xảo từ Trung Hoa đã tự chế tác gỗ thành vật dụng hằng ngày mà không cần dùng đến ốc vít, keo, đinh,..
  • Sau đó, các kiến trúc sư Nhật Bản kế thừa và nghiên cứu ra kỹ thuật ghép mộng gỗ cao siêu này để sáng tạo ra các vật dụng hằng ngày và phát triển xây nhà bền vững. Kỹ thuật này có tên tiếng Nhật là Kanawatsugi hay Hà hợp kế thủ ra đời với kỹ thuật ghép nối tinh vi, phức tạp với độ chính xác cao mà không cần dùng keo dính hay đinh.

2. Tìm hiểu sâu về kỹ thuật xây nhà không cần đinh Kanawatsugi

  • Theo quan niệm của người Nhật xưa, kanawatsugi là kỹ thuật xây nhà mang đậm triết lý âm dương. Cụ thể, đầu khúc gỗ có âm dương. Hai đầu gỗ ôm khít vào nhau như đang thì thầm. Tức là người Nhật sử dụng kỹ thuật ghép gỗ với một thanh gỗ lồi (gọi là mộng) và một thanh gỗ lõm (gọi là lỗ mộng). Hai thanh gỗ ghép lại khăng khít với nhau theo kỹ thuật ghép nối phức tạp, tinh xảo.
  • Kỹ thuật ghép mộng gỗ Kanawatsugi dùng những thanh, mẫu gỗ lồi lõm ghép các đầu nối với nhau chính xác đến từng milimet. Những thợ mộc làm nhà theo kỹ thuật xây nhà không cần đinh được gọi là Miyadaiku – thợ có tay nghề tinh vi, làm chính xác đến từng chi tiết nhỏ mà người thời nay khó lòng theo được.
  • Bằng kỹ thuật ghép mộng gỗ Kanawatsugi, người Nhật tạo ra những ngôi nhà gỗ, cầu gỗ ghép có thể tồn tại cả hàng trăm năm mà gỗ không bị lỏng lẻo, mục nát và còn chống được cả động đất cấp 8. Kỹ thuật ghép mộng gỗ này của người Nhật Bản được những người thợ mộc truyền từ đời này sang đời khác.