THẾ MẠNH CỦA NGÀNH KIẾN TRÚC NỘI THẤT
● Bao quát nghề, chuyên môn tốt
● Nhược điểm của kiến trúc và thiết kế nội thất là khó thay đổi cấu trúc không gian một cách chủ động
o Yếu tố
không gian trong nội thất không thể mạnh, phụ thuộc sản phẩm
đã có, đó là sản phẩm kiến trúc. Chấp nhận hiện trạng
người tknt khó đề xuất chủ động thay đổi cơ cấu căn hộ, muốn đạt thì phải đập
phá nhiều, gây lãng phí cho chủ đầu tư và lãng phí xã hội à Mâu thuẫn, xung đột ý tưởng, làm việc, thi
côngà Không thoải
mái
Vd: chủ đầu tư
tìm kts tốt, mạnh kiến trúc, mạnh
nội thất, nhưng họ không chịu làm nội thất, chủ đầu tư phải
tìm người khác làm nội thất,
người làm nội thất sau theo rất mệt, phải tìm đến
người thứ 5 mới tạm chấp nhận được, tốn thời gian, không hòa
hợp nên chủ đầu tư chỉ miễn cưỡng chấp nhận
● Tái tạo nhà ở: Những năm gần đây công trình có sẳn ngày một nhiều,
không cần xây dựng ngay từ đầu, đòi hỏi khả năng tái thiết công trình, tự do cấu
tạo bên trong là một lợi thế
theo xu hướng thời đại
● Người thiết kế được nội thất có thể
tự triển khai SẢN XUẤT nội thất,
bao quát hơn, chủ động xử lý tình huống ( vừa giỏi lý thuyết vừa giỏi thực
hành)
● Kiến trúc công trình vừa và nhỏ đòi hỏi : Nội thất,
Ngoại thất, cảnh quan, tất cả các quy mô nhỏ
o Kts KTNT
có thể
§
Chủ trì thiết kế kiến trúc
công trình quy mô vừa và nhỏ
§
Chủ trì thiết kế nội- ngoại thất- cảnh quan
công trình
§
Tư vấn giám sát, thi công Nội- ngoại thất cảnh
quan công trình
§
Chuyên viên Sở - Ban - Ngành về lĩnh vực kiến trúc,
nội – ngoại thất,
cảnh quan
§
Khởi nghiệp đa lĩnh vực xây dựng
● Đào tạo ngành tại trường (gắn lý thuyết
vào thực hành)
- Kiến thức thực tiễn
- Kỹ năng chuyên nghiệp
- Kỹ năng mềm
- Thực hiện đồ án có tính kế thừa nối tiếp ( 16 đồ án thiết kế chuyên ngành đan xen thiết kế kiến trúc, triển khai công trình ngoại thất, đồ án cải tạo nhà ở ) 👉 Cạnh tranh phát triễn nghề nghiệp và thích ứng nhanh chóng với môi trường làm việc. Đào tạo tư duy thiết kế hơn 1 cá nhân cụ thể nào đó ( cho cần câu thay vì cho cá
- Cơ sở phục vụ đào tạo: phòng học ký thuyết, xưởng thiết kế, xưởng vẽ mỹ thuật, điêu khắc, phòng trưng bày đồ án và kho
- Logic xây dựng chương trình giảng dạy
Sinh viên ngành Kiến trúc Nội thất cần tích
lũy những kỹ năng:
1.
Kỹ
năng giao tiếp:
·
Với tư
cách là một nhà thiết kế, bạn thường phải giao tiếp thường xuyên khi gặp gỡ
khách hàng để thảo luận, trao đổi ý tưởng. Khả năng lắng nghe và giao tiếp là đặc
biệt cần thiết.
·
Ngoài
khách hàng, bạn cũng cần phải làm việc trực tiếp với bên nhà thầu(Giám sát dự
án, cung cấp đồ nội thất,…) và rất nhiều bộ phận khác
2.
Sử dụng
thành thạo phần mềm:
·
Trong
thời buổi 4.0 hiện nay thì nền công nghệ đang phát triển. Thì các phần mềm để
thiết kế cũng đang nhằm khẳng định mình. Các phần mềm cho phép các nhà thiết kế
nội thất phác họa chi tiết, giúp khách hàng hình dung được không gian một cách
chân thật nhất.
·
Việt sử
dụng thành thạo một số phần mềm CAD phổ biến như: Autodesk, Revit& 3D Max,
Vectorworks, Live Home 3D, AutoCad,…Đó là một trong những nhu cầu cần thiết nếu
muốn thành công ở vị trí này.
3.
Kỹ
năng phác họa:
·
Nhà
thiết kế phải là một nhà sáng tạo, có trí tưởng tượng phong phú. Đồng thời, biết
cách thể hiện những ý tưởng của mình trên giấy và trình bày, thuyết phục người
khác về ý tưởng của mình. Với mỗi dự án thiết kế, bạn cần phải phác thảo những
chi tiết cơ bản trước để thảo luận với khách hàng sau đó mới đến với chi tiết.
4.
Sáng tạo:
·
Phải
thường xuyên cập nhật các xu hướng về phong cách, màu sắc,… để kích thích kỹ
năng tư duy sáng tạo của bản thân. Nếu làm tốt điều này, không chỉ chất lượng
công việc được cải thiện đáng kể mà uy tín cá nhân với khách hàng cũng sẽ được
củng cố rất nhiều.
5.
Linh
hoạt:
·
Công
việc không theo giờ hành chính 8 tiếng mỗi ngày. Chuyện tiếp khách hàng vào buổi
tối và cuối tuần là chuyện bình thường. Vì vậy, khả năng điều chỉnh sắp xếp
linh hoạt lịch trình, thời gian cá nhân là hết sức quan trọng nếu bạn muốn đáp ứng
mọi loại đối tượng khách hàng.
·
Với đặc
thù công việc đòi hỏi tính sáng tạo cao, bạn có thể thỏa sức thể hiện ý tưởng
và phong cách cá nhân trong quá trình làm việc.
6.
Khả
năng giải quyết vấn đề:
·
Trở
thành nhà kiến trúc nội thất chuyên nghiệp đồng nghĩa với việc bạn luôn phải đối
mặt với những “sự cố” bất ngờ trong quá trình làm việc, Từ chậm deadline, hoàn
thành dự án hay phát sinh chi phí ngoài dự đoán cho đến thiếu vật liệu, đồ nội
thất. Để tránh ảnh hưởng tới hiệu quả công việc và uy tín cá nhân thì kỹ năng
giải quyết vấn đề là không thể thiếu.
7.
Kỹ
năng quản lý ngân sách:
·
Vì
khách hàng luôn muốn giảm thiểu chi phí đến giá thấp nhất nên ngoài chuyên môn
về thiết kế bạn cần có khả năng quản lí ngân sách. Tư duy tốt với các con cũng
sẽ khiến việc trao đổi, hợp tác về phía nhà cung cấp trở nên nhanh chóng hơn.
Chẳng hạn nếu một loại vải hay gỗ, gạch nào đó đang được ưa chuộng trên thị trường
thì bạn có thể cân nhắc mua số lượng lớn với giá thành thấp.
8.
Kỹ
năng thấu hiểu nội tâm:
·
Những
kiến trúc sư có kỹ năng thấu hiểu nội tâm mạnh mẽ sẽ nhận thức được trạng thái
cảm xúc, tình cảm và động lực của bản thân mình. Kỹ năng thấu hiểu nội tâm bao
gồm khả năng phản ánh bản thân, hiểu về điểm mạnh – điểm yếu, cá tính riêng và
khả năng dự đoán cảm xúc. Kỹ năng thấu hiểu nội tâm liên quan đến sự nhạy cảm
của mỗi người đối với những mong muốn, nỗi sợ hãi cũng như tiềm thức của họ.
·
Kỹ
năng thấu hiểu nội tâm trong thiết kế có thể được thể hiện thông qua (i) khả
năng theo đuổi cảm xúc và ý nghĩa thiết kế qua tiềm thức cá nhân; (ii) khả năng
khám phá phép ẩn dụ và phép loại suy trong thiết kế; và (iii) sự nhạy cảm với
kiến thức cá nhân.
(Việc sử dụng
kỹ năng thấu hiểu nội tâm trong thực tiễn được thể hiện rất rõ qua các dự án của
kiến trúc sư Daniel Libeskind và Peter Zumthor.)
9.
Kỹ
năng thấu hiểu tự nhiên:
·
liên
quan đến nhận thức sâu sắc về môi trường sinh thái xung quanh. Điều này bao gồm
khả năng xác định và phân loại môi trường tự nhiên; sự hiểu biết về các thành
phần của tự nhiên như thực vật; động vật và các mối quan hệ sinh thái giữa
chúng.
·
Có
kỹ năng thấu hiểu tự nhiên; kiến trúc sư sẽ biết cách sử dụng tài nguyên thiên
nhiên một cách có ý nghĩa hơn, giảm tiêu thụ năng lượng; cải thiện chất lượng
môi trường và gắn liền việc tôn trọng thiên nhiên với quá trình xây dựng.
·
Kỹ
năng thấu hiểu tự nhiên trong thiết kế có thể được mô tả thông qua: sự nhạy cảm
khi xem xét các đặc điểm tự nhiên như địa hình; thực vật và động vật; khả năng
kết hợp các tính chất và chức năng của tự nhiên và khả năng theo đuổi đạo đức
thiết kế bền vững và khả năng phục hồi sinh thái.
(Việc sử dụng kỹ năng
thấu hiểu tự nhiên trong thực tiễn thiết kế được thể hiện rõ trong các dự án
của kiến trúc sư Geoffrey Bawa và Chris Cornelius.)
10.
Kỹ
năng nhận thức không gian:
·
Một kiến
trúc sư có kỹ năng nhận thức không gian có thể nhận thức;
biến đổi và sửa đổi thông tin không gian một cách dễ dàng. Kỹ năng nhận thức
không gian liên quan đến việc giải quyết các vấn đề về định hướng không gian và
bố trí các đối tượng trong kiến trúc.
·
Năng
lực cốt lõi của kỹ năng này bao gồm trí tưởng tượng; lý luận không gian, thao
tác hình ảnh, kỹ năng đồ họa và nghệ thuật. Ngoài ra; nhận thức không gian còn
liên quan đến sự tương tác đầy đủ với ánh sáng, khí quyển, vật liệu và bản chất
xúc giác của không gian.
·
Kỹ
năng nhận thức không gian trong thiết kế có thể được mô tả thông qua: khả năng
tưởng tượng và vận dụng không gian theo những cách linh hoạt; khả năng thực
hiện tổ chức không gian; sự nhạy cảm với không gian và khả năng hình thành
không gian một cách chiến lược.
(Việc sử dụng kỹ năng
nhận thức không gian trong thực tiễn được thể hiện rõ trong các dự án của kiến
trúc sư Frank Lloyd Wright và Tadao Ando.)
11.
Kỹ
năng diễn đạt ngôn ngữ lời nói:
·
Kỹ
năng diễn đạt ngôn ngữ/ lời nói liên quan đến việc suy nghĩ bằng từ ngữ và sử
dụng sáng tạo; linh hoạt từ ngữ (viết hoặc nói). Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ
như một công cụ giao tiếp, truyền đạt thông tin; các kiến trúc
sư cũng có thể ứng dụng chất liệu văn học vào dự án
thiết kế của mình như một câu chuyện kể; mang lại sự bay bổng, mềm mại cho
thiết kế.
·
Kỹ
năng diễn đạt ngôn ngữ/ lời nói đối với ngành Kiến trúc trong
thiết kế có thể được mô tả thông qua: khả năng kết hợp cú pháp thiết kế; khả
năng sử dụng các công cụ bằng lời nói như tường thuật để tạo ra thiết kế và khả
năng thuyết phục ý tưởng thiết kế bằng diễn đạt ngôn ngữ/ lời nói.
12.
Kỹ
năng tư duy logic:
·
Kỹ
năng tư duy logic liên quan trực tiếp đến khả năng sử dụng suy luận logic; đặt
ra mối liên hệ nguyên nhân – kết quả cho mỗi vấn đề và hiểu được mối quan hệ
giữa các hành động; đối tượng hoặc ý tưởng.
·
Kiến
trúc sư có kỹ năng này để định lượng và thực hiện các phép toán/ logic phức
tạp. Mặc dù; việc sử dụng kỹ năng này trong thiết kế có thể được coi là làm
giảm tính sáng tạo; tuy nhiên lại đặc biệt có giá trị khi ngày nay kỹ thuật và
công nghệ đang rất được coi trọng.
·
Kỹ
năng tư duy logic trong thiết kế có thể được mô tả thông qua: sự nhạy cảm với
việc sử dụng số và hình học; khả năng đưa ra các giả thiết cho các chiến lược
thiết kế và khả năng giải quyết các khía cạnh chức năng và lập trình của thiết
kế.
13.
Kỹ
năng làm việc nhóm:
·
Nếu như họa sĩ có thể chính bản thân mình hoàn thành tác phẩm
mà không cần đến sự trợ giúp của bất cứ ai khác trong quá trình vẽ thì kiến
trúc sư lại ngược lại với nghề họa sĩ. Bởi vì, kiến trúc nội thất chính là một
ngành nghề đòi hỏi tính thực tiễn cao và thực tế, thiết kế của bạn dù có đẹp
đến đâu đi nữa, có hoàn hảo được đến mức nào đi nữa, nếu không được đưa vào
triển khai thực tế để xem xét thì cũng chưa thể gọi là thành công tuyệt đối
được.
14.
Nắm được các kiến thức thực tiễn:
·
Các
kiến thức thực tiễn như: lịch sử, địa lý,… Nhằm giúp các nhà kiến trúc nội thất
hiểu rõ hơn về phong tục tập quán, thời tiết, khí hậu, địa hình tại các vùng
miền khác nhau. Đồng thời, cũng giúp chúng ta dễ dàng tìm hiểu về kiến trúc qua
từng thời kì. Những kiến thức đó nhằm giúp chúng ta có thể hiểu sâu sắc hơn về
những yêu cầu về chủ đầu tư yêu cầu và có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo hơn.
15.
Kỹ năng hiểu biết về luật xây dựng:
·
Ngoài các thông số kỹ thuật, ngân sách được phân bổ; kiến
trúc sư cũng cần nắm rõ các quy định và chính sách của nhà nước liên quan đến
vấn đề xây dựng.
16.
Kỹ năng cẩn thận và tỉ mỉ
·
Một cửa sổ đặt sai vị trí hoặc hệ thống ống nước được sắp xếp
không đúng kỹ thuật có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, dẫn tới sự chậm
trễ và tốn kém tiền bạc. Chính vì vậy, bạn cần có sự tỉ mỉ và cẩn thận khi muốn
trở thành một kỹ sư xuất sắc trong ngành kiến trúc.
0 Nhận xét